Cách lập kế hoạch tài chính chi tiết khi chuẩn bị mua nhà trả góp

hainb
06/05/22
0

Mua một căn nhà riêng do chính mình sở hữu là ước muốn của rất nhiều các bạn trẻ, các cặp vợ chồng trẻ mới cưới ở độ tuổi 25 – 40. Để có thể thực hiện được điều đó một cách nhanh chóng và dễ dàng chắc chắn bạn không thể bỏ qua việc lập kế hoạch tài chính.

Bài viết dưới đây chung cư hà nội sẽ giúp bạn vạch ra một kế hoạch tài chính chi tiết để mua nhà trả góp nhanh và dễ dàng:

1. Đánh giá về tình hình tài chính bạn đang có

Để đánh giá tình hình tài chính bạn có thể thực hiện như sau:

– giữ lại tất cả các hóa đơn chi tiêu cho các khoản định kỳ trong vòng 6 tháng gần nhất
– Tiến hành ghi chép tất cả các khoản thu nhập của gia đình trong 6 tháng gần nhất
– Lập danh sách các chi phí định kỳ và đột xuất theo các mục tiêu riêng biệt
– Xác định các khoản phí nào thực sự cần thiết và khoản nào là xa xỉ mà bản thân đã xử dụng. Từ đó, bạn sẽ thấy được việc chi tiêu của mình đã hợp lý hay chưa để đưa ra những điều chỉnh.
2. Lập ngân sách cho ngôi nhà bạn cần mua
Để lập được ngân sách cho ngôi nhà cần mua các bạn phải xác định được ngôi nhà cần mua có giá trị bao nhiêu? Từ đó có kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu phù hợp để đạt được mục đích.
Ví dụ: Ngôi nhà bạn có dự định mua có giá 1,8 tỷ đồng thì bạn phải biết hiện tại bản thân đã có bao nhiêu tiền, cần vay thêm bao nhiêu tiền và có thể vay những ai, vay ở đâu, vay trong khoảng thời gian bao lâu?…Những thông tin này sẽ giúp bạn lập được ngân sách hợp lý nhất.

3. Tính toán chi phí sinh hoạt hàng tháng của gia đình
– Nhà cửa: không quá 35%
– Đi lại: không quá 10%
– Ăn uống, mua sắm: tối thiểu 40%
– Các chi phí khác: không quá 15%
4. Rà soát tất cả các khoản vay nợ hiện có
Khi vay ngân hàng, khoản vay của bạn sẽ chỉ phê duyệt nếu tỷ lệ DTI (tỷ lệ vay nợ) của bạn trong ngưỡng cho phép của ngân hàng đó. Thông thường tỷ lệ tối đa 80%. Vì vậy, trước khi mua nhà trả góp, bạn nên tất toán các khoản vay hoặc nợ hiện tại như vay mua ô tô, vay cá nhân,…để giảm tỷ lệ vay nợ và áp lực trả nợ về sau này.
5. Giới hạn khoản vay
Hiện tại, hầu hết các ngân hàng cho vay lên tới 70 – 80% giá trị tài sản. Vì vậy, bạn cần phải có tối thiểu 30% giá trị căn hộ. Tuy nhiên tốt nhất bạn chỉ nên vay ngân hàng tối đa khoảng 50%. Tỷ lệ này được xem là hợp lý và ít áp lực nhất, giúp người vay vừa dễ dàng trả nợ hàng tháng, vừa có thể trang trải các chi tiêu khác trong cuộc sống.
6. Lập quỹ dự phòng
Trong cuộc sống không thể tránh khỏi những khoản chi tiêu bất ngờ như chi phí y tế, trách nhiệm gia đình, mất việc,… Vì vậy, hãy dành ra ít nhất 6 tháng chi phí cho gia đình như một khoản dự phòng để đáp ứng bất kỳ phát sinh tài chính nào trong tương lai.
7. Có kế hoạch tiết kiệm để trả nợ
Không chỉ lên kế hoạch trả nợ mà bạn còn cần lên kế hoạch tiết kiệm cho những khoản chi tiêu hàng tháng của gia đình bằng cách:
– Tích lương vào khoản tiết kiệm
– Giảm các chi phí không cần thiết
– Gia tăng các khoản thu nhập

Trên thực tế, nhiều người mới mua nhà lần đầu thường gặp phải một sai lầm phổ biến là chọn mua căn nhà có giá trị quá cao. Khi hầu hết thu nhập phải dành cho nhà cửa thì điều này sẽ trở thành một gánh nặng cực kỳ lớn. Vì vậy, mấu chốt quan trọng cho kế hoạch mua nhà là phải dựa vào tài sản vốn có của mình. Tốt nhất khi tài chính còn hạn chế, chỉ nên mua những căn nhà vừa tầm, sau đó tiếp tục tích lũy và đổi sang căn nhà khác khi có đủ điều kiện. Còn nếu bạn vẫn có mong muốn mua những căn hộ đắt tiền, nằm ở trung tâm các thành phố thì không có cách nào khác là phải giải quyết vấn đề tăng thu nhập và tìm những nguồn thu phụ trợ.

Hy vọng những hướng dẫn trên đây giúp bạn có được những thông tin bổ ích về việc chuẩn bị kinh tế trước khi mua nhà. Đặc biệt đừng quên vạch ra cho mình một bản kế hoạch tài chính nếu có ý định mua nhà trong tương lai nhé. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:>> Top 10 dự án chung cư Hà Đông Tốt nhất năm 2020

Nguồn: chung cư hà nội

Đánh giá bài viết post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

039.821.3576